Chuối lùn là giống chuối dễ chăm sóc, dễ canh tác và thời gian thu hoạch ngắn ngày lại cho chất lượng tốt, vị ngọt, thơm, vỏ dày, được thị trường ưa chuộng. Hiện nay, giống chuối mới này tiếp tục mang lại lợi ích thiết thực giúp tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định và chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nông thôn. Chính vì vậy, bài viết này sẽ gửi đến bà con kỹ thuật trồng chuối lùn năng suất tăng cao.
1. Làm đất
Đất phải được cày bừa kỹ, diệt cỏ dại trước khi trồng, cày sâu 30cm, cày lần 2 vuông góc với lần 1. Nếu đất rộng, chia lô chống cháy mùa khô.
2. Đào hố và bón phân
2.1. Đào hố
Đào hố sâu 40 - 60 cm và rộng 40 - 60 cm. Trộn phân chuồng, tro trấu cùng với lớp đất mặt lấp đầy hố, lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém đất chung quanh gốc, tưới đẫm.
2.2.Bón phân
Trước khi trồng 20 ngày, dùng 0,5 kg vôi bột xử lý cho một hố trồng. Sau đó, trộn tro trấu, phân chuồng ủ hoai 10 – 15 kg (hoặc thay thế bằng hữu cơ đạm cá MTT) và 0,2 kg supper lân với lớp đất mặt đảo đều rồi lấp đầy hố (trước khi trồng 10 – 15 ngày).
3. Trồng cây:
Dùng cuốc, xẻng lấp đất vào hố, lượng đất dày khoảng 30cm. Sau khi lấp đất xong ta dùng cuốc moi 1 hốc ở giữa rộng khoảng 30cm để đặt cây chuối con vào.
Đặt cây con chuối vào giữa hố trồng thì cổ của củ chuối nằm ở vị trí sâu khoảng 10 cm cách mặt đất phải nhẹ nhàng, khi đặt cây con, không nặng tay, nếu ta dỗ mạnh gốc cây con xuống đất, điểm sinh trưởng dễ bị đè ép, ảnh hưởng đến tốc độ hồi sinh, có khi còn thối hỏng (nhân dân ta gọi là chuối bị “tức đẻ mà chết”). Khi đặt cây chuối chú ý đặt cây thẳng đứng để tránh cây bị đổ và mọc nghiêng sau này. Tiếp theo ta lấp đất kín gốc cây, vừa lấp vừa giậm nhẹ để cây im gốc.
Lấp đất kín trên thân ngầm 5 - 6 cm là vừa, tránh lấp quá sâu cây sẽ chậm đẻ chồi, nhưng cũng không nên trồng nông quá, cây dễ bị đổ, vườn chuối chóng tàn vì thân ngầm lộ cao trên mặt đất.
Một khâu quan trọng để nâng cao tỉ lệ sống, cây mau hồi sinh là phải nện chặt gốc cây để cây không bị gió lay lắt, làm đổ cây, đứt rễ non, tạo cho cây được tiếp xúc chặt chẽ với đất nên ra rễ được thuận lợi. Chú ý lèn cho đất chặt, nhưng không nên lèn đất ép chặt vào thân giả dễ làm cho bẹ của thân giả bị ép chặt, điểm sinh trưởng không phát triển lên được. Ta nên lèn đất theo chiều song song với thân giả hoặc dùng chân giậm chặt rồi tưới nước (nếu đất khô).
IV. MẬT ĐỘ TRỒNG
Mật độ trồng dày hay thưa phụ thuộc vào giống chuối. Đối với giống càng thấp cây, tán lá hẹp như chuối tiêu lùn, chuối ngự có thể trồng dày, còn các loại như chuối tiêu vừa, chuối tiêu cao, chuối lá, chuối gòn, chuối lùn…lại trồng thưa hơn. Ở các vườn chuối nước ta, mật độ trồng phổ biến khoảng trên dưới 1.000 cây/ha, khoảng cách trồng: 3m x 3m (1100 cây/ha) hoặc 3m x 2,5m (1.300 cây/ha). Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải chú ý: Chọn cây con thật đồng đều nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh giành dinh dưỡng và ánh sáng giữa các cây; chú ý bón phân đúng mức và phòng tránh kịp thời bệnh đốm lá cho cây; trồng dày hợp lý có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn sớm được che bóng, ít cỏ dại, tạo điều kiện nóng ẩm phù hợp với cây chuối và tốt hơn cả là tăng năng suất chuối.
Đã điều tra thực tế ở ta, với giống chuối lùn đã có những mật độ khá cao mà vẫn cho thu hoạch tốt. Ví dụ ở trong những vườn cá thể của các gia đình, cũng có những mật độ 3300 cây/ha (2m x 1,5m) trong vườn chuối cây hoàn toàn che kín mặt đất, cây sinh trưởng tốt, sản lượng cao. Cho nên trồng dày hợp lý cũng là một biện pháp tăng năng suất chuối.
|
Dùng cuốc, xẻng lấp đất vào hố, lượng đất dày khoảng 30cm. Sau khi lấp đất xong ta dùng cuốc moi 1 hốc ở giữa rộng khoảng 30cm để đặt cây chuối con vào. Khi đặt cây chuối chú ý đặt cây thẳng đứng để tránh cây bị đổ và mọc nghiêng sau này. Tiếp theo ta lấp đất kín gốc cây, vừa lấp vừa giậm nhẹ để cây im gốc.