I. Nguồn gốc:
Cây ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới, là thành phần gia vị quen thuộc trong ẩm thực. Tên tiếng anh: Chili pepper; Danh pháp khoa học: Capsicum; Họ cà: Solanaceae; Bộ: Solanales. Ngoài tên gọi phổ thông cây ớt còn được gọi với một số tên địa phương khác như: lạt tiêu, lạt tử, hải tiêu,…
II. Đặc điểm sinh trưởng của cây ớt:
Ớt là loại cây có thể chịu nhiệt, tốc độ sinh trưởng của cây kém và rất dễ rụng hoa. Là loài cây nhỏ có thể sống được vài năm nếu được chăm sóc tốt. Điều đặc biệt là ớt rất dễ mọc, dù không cần gieo trồng nhưng ớt vẫn có thể tự mọc hoang và phát triển như bình thường. Nhiệt độ thích hợp cho cây ớt sinh trưởng là 18-30oC. Nhiệt độ trên 32oC và thấp dưới 15oC, cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng.
Mùa vụ trồng ớt:
– Vụ sớm: Gieo tháng 8-9 dl, trồng tháng 9-10 dl, bắt đầu thu hoạch tháng 12-1 dl và kéo dài đến tháng 4-5 dl năm sau. Vụ này ớt trồng trên đất bờ líp cao không ngập nước khi trời mưa. Trồng ớt có mưa cuối vụ đỡ công tưới nhưng đất phải thoát nước tốt, thu hoạch trong mùa khô dễ bảo quản, chế biến và thời gian thu hoạch dài.
– Vụ Đông xuân (vụ chính): Gieo tháng 10-11 dl, trồng tháng 11-12 dl, bắt đầu thu hoạch tháng 2-3 dl năm sau. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.
– Vụ Hè thu: Gieo tháng 4-5 dl, trồng tháng 5-6 dl, thu hoạch 8-9 dl là thời điểm mùa lũ, bán được giá. Mùa này cần trồng trên đất thoát nước tốt, có đê bao chống lũ triệt để để tránh úng ngập.
III. Giống ớt tại Việt Nam:
– Giống Chỉ thiên tên lửa 106 (Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam): Trái to, thẳng, cay vừa, màu xanh trung bình khi non, chín tập trung, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất 30 – 40 tấn/ha.
– Giống Chỉ thiên số 27 (Công ty CP giống cây trồng Miền Nam): Trái nhỏ, thẳng, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ tươi khi chín, thịt dày, chắc cứng, giòn, rất cay. Năng suất 20 – 25 tấn/ha.
– Giống Hiểm lai 207 (Công ty TNHH Việt Nông): Trái nhỏ, thẳng, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ tươi khi chín, rất cay và thơm, kháng bệnh thán thư. Năng suất 15 – 20 tấn/ha.
– Giống Chi thiên LN-58, LN-60 (Công ty SX & TM Lương Nông): Trái nhỏ thon, dài, có màu xanh khi non, chín có màu đỏ tươi rất đẹp mắt, rất cay và thơm. Năng suất 30 – 40 tấn/ha.
IV. Kỹ thuật trồng
1. Chuẩn bị đất trồng
– Chọn đất để trồng ớt:
+ Đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa.
+ Đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất = 5,5-6,5.
+ Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.
Đất chuẩn bị trồng phải được luân canh lúa, bắp, đậu… tối thiểu 3 năm, vụ trước không trồng cây thuộc họ cà như: ớt, cà chua, cà tím,… để phòng nấm bệnh trong đất truyền cho ớt. Đất phải được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt. Liếp trồng cần có chiều rộng liếp từ 1,0-1,2m, cao 20-30cm, khoảng cách 2 liếp 0,3 - 0,4m. Trong mùa mưa, lên liếp cao ở giữa và hai bên thấp dần (dạng mui ghe).
– Kỹ thuật làm đất:
+ Làm đất kỹ, cày xới sâu 20 - 25cm, phơi ải 10 - 15 ngày, lên luống cao 20cm, rộng 1m (có thể cao hoặc rộng hơn tuỳ theo vùng đất) và sử dụng màn phủ nông nghiệp (Plastic) để trồng ớt rất tốt. Màng phủ nông nghiệp có thể sử dụng được từ 2 - 3 vụ.
– Lợi ích của việc sử dụng màng phủ nông nghiệp:
+ Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm trên lá chân.
+ Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ.
+ Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi nước trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.
+ Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay hơi đạm nên tiết kiệm phân.
+ Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa dầm thiếu nắng.
+ Hạn chế độ phèn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.
– Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp:
+ Sử dụng màng phủ yêu cầu mặt líp phải tương đối bằng phẳng, tuỳ theo chiều rộng của líp mà sử dụng màng phủ 1,2m hay 1,6m (chiều rộng của màng phủ lớn hơn chiều rộng của líp là 0,4m).
+ Cách đậy màng phủ:
Mùa nắng: Sau khi phơi đất, lên líp, cần tưới nước cho đất đủ ẩm và bón phân lót trước khi đậy màng phủ lên.
Mùa mưa: Để mặt líp ráo mới tiến hành đậy màng phủ.
Kéo màng phủ theo chiều dài líp, 2 bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây nilon căng ngang mặt líp, dùng que ghim hay dằng bằng túi đất để cố định màng phủ tránh gió tốc, nên phủ kín chân líp thì hiệu quả càng cao.
Đục lỗ màng phủ: Tuỳ theo mật độ trồng mà có thể đục hàng đơn hay hàng đôi. Dùng lon có đường kính 5-7 cm, cắt bỏ miệng lon, để than nóng vào lon sau đó tiến hành đục lỗ màng phủ.
2. Gieo trồng ớt:
– Khi cây đạt từ 4 - 5 lá thật (25-30 ngày sau gieo) chọn những cây khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh hại tiến hành đem trồng. Mật độ trồng: tùy thuộc vào giống cây, mùa vụ, khoảng cách trồng cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng (40-50) cm, tương đương 3.500–5.000 cây/1.000 m2.
Lưu ý: Giống ớt cần được kiểm soát chặt chẽ, phải do các công ty, đơn vị sản xuất có uy tín cung cấp và đảm bảo hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, chất lượng tốt.
– Nên trồng cây con vào buổi chiều mát, cần nhẹ tay để tránh làm vở bầu, lắp đất vừa ngang miệng bầu.
3. Chăm sóc ớt:
– Tưới nước: Giai đoạn đầu tưới nước đủ ẩm, ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu trồng trên chân đất lúa, tưới thấm là phương pháp hiệu quả nhất, tùy theo độ ẩm đất có thể 3-5 ngày tưới/lần, mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng cây dễ bị bệnh và chết. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau:
+ Rụng hoa, rụng trái.
+ Cây phát triển kém.
+ Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp.
– Bấm ngọn: Sau khi cây con đem ra trồng 15-20 ngày thì tiến hành bấm ngọn để cây phân nhánh tốt.
– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành (chán ba) để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
– Làm giàn: Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu hái trái, kéo dài thời gian thu hoạch, cành lá và trái không chạm đất, hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng suất. Giai đoạn cây ớt khoảng 40 – 45 ngày tuổi dùng cọc cắm dọc theo hàng ớt khoảng 3m/cọc, sau đó dùng dây gân căng dọc theo hàng ớt.
– Bón phân: Lượng bón phân trên 1.000m2
Loại phân (kg/1000m2) | Tổng số | Bón lót | Bón thúc | |||
20-25 (NST) | 55-60 (NST) | 80-85 (NST) | 100-110 (NST) | |||
Vôi bột | 150 | 150 | - | - | - | - |
Phân hữu cơ đạm cá MTT | 1.000 | 1.000 | - | - | - | - |
NPK (16-16-8) | 64 | 40 |
| 24 |
|
|
Kali (KCl) | 10 | 5 |
| 5 |
|
|
Urê sữa (Calcium nitrate) | 10 | - | 2 | 3 | 3 | 2 |
Super Cal 8 (lít) | 1,0 | - | - | Chia làm nhiều lần phun |
+ Bón lót (trước khi trồng): Sử dụng phân hữu cơ đạm cá MTT nhằm cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thụ thành chất dễ hấp thụ, kết hợp với các vi sinh vật đối kháng giúp kìm hãm các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng.
+ Tiến hành bón lót khi đất còn đủ ẩm và trải màng phủ ngay sau đó, nên bón lót lượng phân bón nhiều hơn (sử dụng được 70-80% lượng phân bón) vì màng phủ hạn chế mất phân bón và không bị cỏ dại canh tranh.
+ Bón thúc: Bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng ớt hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc ớt.
V. Quản lý sâu bệnh hại
Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho cây ớt phát triển, nhằm hạn chế sự gây hại của côn trùng, bệnh hại. Các biện pháp quản lý sâu bệnh áp dụng như sau:
– Biện pháp canh tác:
+ Giống: Cần chọn giống kháng sâu bệnh tốt theo mùa vụ, cây giống phải sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.
+ Thời vụ: Bố trí hợp lý giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh.
+ Chuẩn bị đất: Đất tơi xốp, thoát nước tốt, diệt sạch cỏ dại và mầm bệnh.
+ Mật độ trồng: Không trồng quá dầy.
+ Bón phân: Cân đối đạm, lân và kali, tăng cường phân hữu cơ.
+ Luân canh cây trồng (đặc biệt là cây khác họ).
+ Sử dụng màng phủ nông nghiệp.
+ Sử dụng nhà lưới sản xuất cây con sạch bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng, thu gom và diệt ổ trứng, sâu, bệnh bằng tay…
– Biện pháp sinh học:
+ Làm bẫy dẫn dụ, bẫy màu vàng (có tráng keo) rất hiệu quả đối với bướm sâu ăn tạp, bọ phấn trắng, bù lạch ….
+ Sử dụng thiên địch ăn thịt, ký sinh, nấm ….
+ Sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học.
– Biện pháp hóa học:
+ Dùng thuốc BVTV khi thật cần thiết, sử dụng thuốc BVTV trong danh mục sử dụng cho rau. Nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp, thuốc phân hủy nhanh, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.
+ Khi sử dụng thuốc BVTV nên luân phiên các loại thuốc để tránh sâu kháng thuốc, bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch, không xử lý trái đã thu hoạch bằng các hoá chất BVTV.
+ Khi dùng thuốc BVTV phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách.
1. Sâu hại:
a. Bù lạch (Thrips polmi): Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại.
b. Rầy mềm (Aphis spp.): Ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn cây ớt chùn đọt và lá bị vàng.
c. Nhện đỏ (Tetranychus sp.): Kích thước nhện rất nhỏ, chuyên sống và gây hại ở mặt dưới lá, nhện chích hút nhựa cây làm cho lá biến dạng dài ra và hai mép lá cong xuống hoặc cong lên. Vòng đời của nhện khoảng 15 ngày và phát triển mạnh khi trời nắng nóng khô.
d. Rầy phấn trắng (Bemisia tabaci): Ấu trùng và thành trùng đều chích hút làm lá biến vàng, cây kém phát triển, giảm năng suất và truyền bệnh virus.
– Triệu chứng:
+ Trên lá, vết bệnh thường có màu nâu và có góc cạnh, vết bệnh thường bị giới hạn bởi các gân phụ trên lá, đôi khi xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng, nhiều vết bệnh có thể liên kết lại tạo thành mảng cháy lớn.
+ Trên trái, vết bệnh nhỏ có màu đen hoặc không màu, khi ẩm độ cao vỏ trái bị nứt nhựa chảy ra lúc đầu vết nứt không màu hoặc màu đen, nhựa màu nâu, vết bệnh cũ có màu đen, nếu thời tiết có ẩm độ cao vết bệnh có thể bị nhũn ra, trái non bị rụng, trái già nứt ra.
– Phòng trị: Sử dụng thuốc BVTV chuyên trị.
g. Bệnh khảm
– Tác nhân gây bệnh: Do virus gây ra và do côn trùng chích hút là môi giới truyền bệnh.
– Triệu chứng:
+ Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau, bệnh gây hại nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.
+ Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.
– Phòng trị:
+ Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.
+ Bón phân cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng đã ủ hoai mục để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.
+ Thường xuyên thăm đồng theo dõi sự xuất hiện của côn trùng gây hại để phòng trị.
+ Nhổ bỏ cây bệnh và tiêu hủy.
VI. Thu hoạch
Khi trái ớt bắt đầu chuyển màu. Ngắt nhẹ nhàng cả cuống trái mà không làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch khoảng 35 - 40 ngày sau khi trổ hoa, ở các lứa rộ thu hoạch thường cách 2 - 4 ngày thu hoạch 1 lần, nếu chăm sóc tốt năng suất trái đạt 20 - 30 tấn/ha.
Tóm lại: Để canh tác ớt đạt hiệu quả nông dân cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu chọn giống, làm vườn ươm, vườn trồng theo qui trình để đảm bảo sản xuất ớt được an toàn.